Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
17 tháng 7 2018 lúc 16:16

Đáp án D

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là chọn lọc nhân tạo. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
30 tháng 4 2017 lúc 14:13

Đáp án D

Theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa chính qui định chiều hướng và và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: Chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc nhân tạo là: con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
1 tháng 6 2016 lúc 12:51

D

Bình luận (0)
TrầnThư
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
22 tháng 2 2021 lúc 12:58

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống loài trong tự nhiên là:

A. Chọn lọc nhân tạo.     

B. Chọn lọc tự nhiên.                

C. Biến dị cá thể.                     

D. Biến dị xác định.

 
Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
13 tháng 11 2019 lúc 17:07

Đáp án C.

1 sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

2 sai vì đó là vai trò của CLTN.

3 sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện môi trường ổn định. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động để chọn lọc kiểu hình phù hợp nhất giúp sinh vật thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

4 sai vì làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.

5 sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

6 sai vì chọn lọc tự nhiên đã tác động từ giai đoạn tiến hóa hóa học.

7 đúng vì Ecoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực. Sinh vật nhân sơ với hệ gen đơn bội nên các kiểu gen lặn biểu hiện thành kiểu hình, tốc độ sinh sản nhanh giúp chọn lọc tự nhiên nhanh chóng làm thay đổi tần số alen hơn so với tác động lên sinh vật nhân thực.

8 sai vì alen a có thể tồn tại trong quần thể ở dạng Aa với tần số thấp, không biểu hiện ra kiểu hình nên chọn lọc tự nhiên không thể dào thải hết alen lặn.

Lưu ý: So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo:

Nội dung

Chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc nhân tạo

Đối tượng

Mọi loài sinh vật.

Cây trồng vật nuôi.

Thời gian bắt đầu

Khi chưa hình thành sự sống, tác động ADN, ARN, sẽ được nhắc tới trong chương Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất.

Khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi.

Động lực

Đấu tranh sinh tồn.

Nhu cầu thị hiếu của con người.

Kết quả

Hình thành loài mới.

Hình thành thứ mới và nòi mới.

Thích nghi

- Sinh vật hoang dại thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.

- Vật nuôi, cây trồng thích nghi với điều kiện canh tác và nhu cầu sống của con người.

- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 3 2019 lúc 15:03

Đáp án C

1 sai CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

2 sai vì đó là vai trò của CLNT.

3 sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện môi trường ổn định. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động để chọn lọc kiểu hình phù hợp nhất giúp sinh vật thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

4 sai vì làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.

5 sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

6 sai vì chọn lọc tự nhiên đã tác động từ giai đoạn tiến hóa hóa học.

7 đúng vì Ecoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực. Sinh vật nhân sơ với hệ gen đơn bội nên các kiểu gen lặn biểu hiện thành kiểu hình, tốc độ sinh sản nhanh giúp chọn lọc tự nhiên nhanh chóng làm thay đổi tần số alen hơn so với tác động lên sinh vật nhân thực.

8 sai vì alen a có thể tồn tại trong quần thể ở dạng Aa với tần số thấp, không biểu hiện ra kiểu hình nên chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết alen lặn.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 3 2017 lúc 17:00

Chọn B.

(1) Đúng.

(2) Sai. Phiêu bạt di truyền là sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bới các yếu tố ngẫu nhiên.

(3) Đúng. Vì chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.

(4) Sai. Quy định chiều hướng tiến hóa nghĩa là nhân tố đó phải quyết định được kiểu hình nào được giữ lại, kiểu hình nào bị loại bỏ. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp mà không cần biết kiểu hình do kiểu gen đó quy định có phải kiểu hình thích nghi hay không. Giao phối không ngẫu nhiên không quy định chiều hướng tiến hóa.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
16 tháng 1 2018 lúc 3:42

Đáp án B.

(1) Đúng.

(2) Sai. Phiêu bạt di truyền là sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bới các yếu tố ngẫu nhiên.

(3) Đúng. Vì chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.

(4) Sai. Quy định chiều hướng tiến hóa nghĩa là nhân tố đó phải quyết định được kiểu hình nào được giữ lại, kiểu hình nào bị loại bỏ. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp mà không cần biết kiểu hình do kiểu gen đó quy định có phải kiểu hình thích nghi hay không. Giao phối không ngẫu nhiên không quy định chiều hướng tiến hóa.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
31 tháng 12 2019 lúc 18:13

- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng: chọn các cá thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao, chọn các cá thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn các cá thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguyên gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống chịu được loại vi sinh vật đó.

- Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi vì: cơ thể động vật dễ bị tác động bởi những tác động bất thường dẫn đến giảm sức sống hoặc chết.

Bình luận (0)